Sự phổ biến của Champagne sủi tăm Lịch_sử_rượu_sâm_panh

Trong thời gian nhiếp chính, Philippe II, Công tước xứ Orléans đã phổ biến Champagne sủi tăng trong giới quý tộc Pháp.

Sau cái chết của vua Louis XIV vào năm 1715, cháu trai của Louis XIV là Philippe II, Công tước xứ Orléans đã trở thành quan nhiếp chính Pháp. Công tước Orléans rất thích các loại vang Champagne sủi tăm và đề cao nó trong các bữa tiệc hàng đêm của mình tại Palais-Royal. Điều này đã gây ra một cơn sốt ở Paris vì các nhà hàng và giới thượng lưu tìm kiếm để noi gương thị hiếu vang sủi bọt của Công tước. Những người sản xuất rượu vang Champenois bắt đầu chuyển ngành kinh doanh của họ từ làm vang không sủi bọt sang vang sủi bọt để tận dụng cơn sốt này.[2] Trong suốt thế kỷ 18, các dòng họ Champagne đã được mở ra – tạo ra một ngành kinh doanh mới năng động trong vùng Champagne. Thay vì chỉ có các địa chủ hoặc các tu viện sản xuất phần lớn lượng rượu vang, các dòng họ tư nhân hay các thương nhân đã mua nho từ các chủ vườn nho để làm rượu Champagne và trở thành những người thống trị trong ngành kinh doanh này. Các dòng họ như Moët & Chandon, Louis Roederer, Piper-HeidsieckTaittinger là các dòng họ chính được thành lập trong thời gian này. Mỗi dòng họ thuê các đại lý bán hàng để giới thiệu các mẫu rượu vang của họ với các triều đình hoàng gia trên khắp châu Âu, các dòng họ này cạnh tranh với nhau để chiếm thị phần của thị trường rượu Champagne ngày càng phát triển.[4]

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 18 việc sản xuất rượu vang hồng nhạt không sủi bọt vẫn chiếm trên 90% sản lượng của vùng Champagne.[4] Cách mạng Pháp và theo sau đó là các cuộc chiến tranh của Napoléon tạm thời làm sự phổ biến của rượu Champagne giảm xuống. Để cứu một số khách hàng quý tộc của mình khỏi máy chém, các thương nhân bán Champagne đã thay đổi các sổ sách kinh doanh của mình, họ thay thế danh nghĩa khách hàng của mình thành "công dân". Vì rất nhiều quý tộc trốn sang các nước khác, nên giới thương nhân cũng làm hết sức mình để đảm bảo các thùng Champagne yêu thích của quý tộc cũng được đi theo. Trong các cuộc chiến tranh của Napoléon, các hải cảng của châu Âu luôn là đối tượng của các cuộc phong tỏa và chống phong tỏa bất tận. Các đại lý như Louis Bohne của Veuve Clicquot bèn nghĩ ra cách buôn lậu rượu vang của họ cho khách hàng. Các đại lý thậm chí đã cố gắng biến cả chiến thắng và thất bại quân sự thành cơ hội kinh doanh. Trong cuộc xâm lược Nga của Napoleon, Charles-Henri Heidsieck đã đi ngựa vượt quân đội hoàng gia Pháp đang trên đường tới Moscow. Mang theo các thùng Champagne, Heidsieck đã chuẩn bị sẵn sàng để kinh doanh với người chiến thắng, dù là người Pháp hay người Nga. Sau thất bại của Napoleon trong Trận Waterloo, vùng Champagne bị quân đội Nga chiếm đóng. Trong thời gian chiếm đóng, rượu Champagne được trưng dụng và bắt cống nộp. Vì hầm rượu vang của mình đã trống rỗng, Widow Cliquot đã nói một câu nổi tiếng "Hôm nay họ uống. Ngày mai họ sẽ trả tiền".[4] Lời nói đó của Widow Cliquot là lời tiên tri vì trong thế kỷ tiếp theo, cho đến Cách mạng Nga 1917 thì đế quốc Nga là thị trường tiêu thụ rượu Champagne lớn thứ hai thế giới.[5]